Bệnh vảy nến á sừng là căn bệnh ngoài da phổ biến, thực chất
đây là hai loại bệnh hoàn toàn khác nhau. Cả hai loại bệnh đề gây tổn thương
cho da nhưng bệnh á sừng có thể chữa khỏi do nó liên quan đến cơ địa của mỗi
người còn bệnh vảy nến thì rất khó chữa.
Bệnh vảy nến là gì?
Bệnh vảy nến là một bệnh da phổ biến có ảnh hưởng đến chu kỳ
sống của các tế bào da. Bệnh vảy nến gây ra các tế bào xây dựng nhanh chóng
trên bề mặt của da, tạo thành vảy dày màu bạc và khô ngứa, các bản vá lỗi màu đỏ
mà đôi khi đau đớn.
Triệu chứng bệnh vảy nến
Bệnh thường phát về mùa Đông, ở da đầu và mặt ngoài tứ chi,
nặng thì có thể phát ra toàn thân, có thể kèm theo sưng đau các khớp tay chân.
Các tế bào da chết dày lên, những nốt vẩy da gây ngứa, các vẩy
như vẩy cá trên da ngày càng phát triển. Sâu dưới vẩy có màu hồng còn phía trên
vẩy da thì màu trắng. Các vẩy này phát triển trên da đầu, đầu gối, khuỷu tay,
phần trên của thân là nhiều.
Triệu chứng bệnh vảy nến á sừng là lớp sừng chuyển hóa
còn đang dang dở, chưa được chuyển hóa hết trên bề mặt của da. Bệnh
sẽ gây nhiều ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Tuy là bệnh không gây
nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống
Nguyên nhân bệnh vảy nến
Nguyên nhân bệnh vảy nến vẫn chưa rõ nhưng nhiều nghiên cứu
cho thấy vẩy nến có liên quan đến gen và rối loạn miễn dịch ở cơ thể người bệnh,
từ đó dẫn đến các tế bào da tăng sinh rất nhanh và bất thường. Ngoài ra, còn có
một số yếu tố nguy cơ sau đây:
- Nhiễm trùng: nhiễm trùng đường hô hấp trên do liên cầu
trùng như viêm họng, viêm amidan có thể gây khởi phát vẩy nến giọt (một dạng vảy
nến) hoặc làm nặng thêm tình trạng bệnh vảy nến hiện mắc. Nhiễm HIV cũng làm nặng
thêm bệnh vẩy nến.
-Do yếu tố di truyền
-Do xúc động tâm lý: buồn phiền, lo lắng, giận dữ, stress ảnh
hưởng đến hệ miễn dịch
-Các chấn thương liên tục trên da hoặc da bị nhiễm độc nặng
-Thời tiết lạnh hoặc ánh nắng mặt trời
Do dùng một vài thuốc gây dị ứng như thuốc chống sốt rét,
thuốc cao huyết áp một số kháng viêm non-steroid (indomethacine), progesterone
và corticosteroid.,…
-Rượu và thuốc lá: làm nặng thêm bệnh vẩy nến.
Biểu hiện bệnh vảy nến
– Thương tổn da: Vùng da bị tổn thương có vảy đỏ với vảy trắng
phủ lên như sáp nến, vảy dày, nhiều lớp xếp chồng lên nhau rất dễ bong tróc,
kích thước to nhỏ khác nhau.
– Thương tổn móng: Có khoảng 30 – 40% bệnh nhân vảy nến bị tổn
thương ở móng tay, móng chân. Các móng ngả vàng đục, dễ mủn và có chấm lỗ rỗ
trên bề mặt.
– Thương tổn khớp: Biểu hiện này thường gặp ở những bệnh
nhân bị viêm khớp mạn tính, cứng khớp, lệch khớp…Bệnh nặng sẽ làm cho người bệnh
đi lại khó khăn, đau nhức khắp cơ thể.
Bệnh vảy nến á sừng cũng có biểu hiện không khác gì mấy so với
vảy nến đơn thuần như: da khô, bong tróc , nứt nẻ, đau rát, trường hợp nặng hơn
là do không vệ sinh sạch sẽ sẽ làm nhiễm khuẩn gây viêm và sưng