Nguyên Nhân Triệu Chứng của Bệnh gút và cách phòng tránh ra sao

Bệnh gout là một trong những căn bệnh phổ biến nhất hiện nay.  Bệnh làm suy giảm chất lượng cuộc sống, khiến bệnh nhân phải chịu nhiều hơn những cơn đau, thậm chí là phải ăn uống kiêng hem rất khổ sở. Muốn hiểu hơn về căn bệnh không mấy dễ chịu này, mời bạn cùng bài viết đi sâu phân tích cặn kẽ hơn nhé.

Bệnh gút là gì?

Bệnh Gút là một dạng viêm khớp đặc biệt có số lượng bệnh nhân càng gia tăng. Bệnh gút được xác định do rối loạn chuyển hóa purin gây nên việc tích tụ nhiều Acid Uric trong máu. Và việc tích tụ nhiều Acid Uric lâu ngày dẫn đến tích tụ thành các tinh thể muối Urat ở các khớp gây sưng phồng và biến dạng các khớp. Tinh thể Urat như những cây đinh nhọn đâm vào các khớp gây đau nhức khó chịu.

Nguyên nhân gây ra bệnh gút

Nguyên nhân chính là do nồng độ acid uric máu vượt quá giới hạn tối đa của độ hòa tan của urat trong huyết tương, cụ thể là: Trên 420 µmol/l đối với nam, trên 360 µmol/ đối với nữ.
Nguy cơ mắc bệnh của bạn sẽ cao hơn nếu bị thừa cân, uống quá nhiều rượu bia và các thức uống có cồn, hoặc ăn quá nhiều thịt và cá có nồng độ chất purines cao. Một vài loại thuốc, như là thuốc nước (giúp lợi tiểu), cũng có thể gây mắc bệnh Gút.

Dấu hiệu bệnh gút

Gút thường kéo đến đột ngột mà không báo trước, thường xảy ra vào giữa đêm. Dấu hiệu bệnh gút điển hình là đau khớp dữ dội, viêm và sưng tấy, nóng đỏ. Gút thường ảnh hưởng lên ngón chân cái, ngoài ra cũng có thể ở mắt cá chân, đầu gối, khuỷu tay, cổ tay và ngón tay.

Triệu chứng bệnh Gút

Có 4 giai đoạn tiến triển của bệnh Gút. Mỗi giai đoạn được đặc trưng bởi các triệu chứng bệnh gút khác nhau:

  • Giai đoạn 1: axit uric trong máu tăng dần mà không có bất kỳ triệu chứng bên ngoài
  • Giai đoạn 2: tăng axit uric máu làm lắng đọng tinh thể muối urate trong khoảng trống giữa các khớp xương, dẫn đến sự xuất hiện đột ngột của các cơn đau dữ dội vào ban đêm gọi là Gout cấp tính
  • Giai đoạn 3: Tổn thương khớp giữa các đợt Gout cấp. Kể từ lúc cơn Gout cấp đầu tiên cho tới giai đoạn này thường cách nhau 5- 10 năm tuỳ theo thể trạng và chế độ ăn uống từng người.
  • Giai đoạn 4: Gout mãn tính thường phát triển trong 1 thời gian dài khoảng 10 năm. Trong giai đoạn này, bệnh Gout có thể gây ra phá huỷ vĩnh viễn đối với những khớp xương bị tổn thương trước đó và nguy hiểm hơn có thể phá huỷ cả thận hoặc gây ra đột quỵ.
Tác hại bệnh gút
Khi có những biểu hiện nghi ngờ triệu chứng của bệnh gút bạn phải nhanh chóng đến cơ sở chuyên khoa để khám và điều trị trước những tác hại khôn lường mà bệnh gút gây ra như: tổn thương hệ xương khớp nghiêm trọng, ảnh hưởng đến thận cùng nhiều bệnh lý khác viêm màng tim, tai biến mạch máu não.
Cách phòng tránh bệnh gút
Nhằm giảm thiểu tác hại bệnh gút thấp nhất thì người bệnh cần nhận sớm biết dấu hiệu và phòng tránh bệnh gút bằng cách: Ăn một lượng vừa các thức ăn tốt cho sức khỏe để kiểm soát cân nặng và lượng chất dinh dưỡng mà bạn cần. Hạn chế ăn thịt, hải sản và uống các thức uống chứa cồn (đặc biệt là bia) hằng ngày. Uống thật nhiều nước và các loại thức uống tốt cho sức khỏe.